Khi nhà tuyển dụng hỏi ưu điểm, không nên liệt kê hàng loạt tính từ như “punctual” (đúng giờ), “ambitious” (tham vọng) mà cần đưa dẫn chứng thuyết phục để có thể tạo ấn tượng tốt.
1. Tell me about yourself (Hãy kể chúng tôi nghe về bạn)
Sau khi chào hỏi, bắt tay, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn chia sẻ về bản thân. Bạn không cần nói gia đình mình có mấy người, làng quê bạn ra sao. Thay vào đó, những gì cần kể trong buổi phỏng vấn nên liên quan đến sự phát triển nghề nghiệp của cá nhân, trải nghiệm bạn đã có tại vị trí đang ứng tuyển.
Ví dụ:
“I’ve been working as a junior chef at a small Germany restaurant for 2 years and my duties included assisting the head chef and preparing salads. I have always been interested in food and cooking which was why I chose to follow this career path. I studied at ____ college, where I gained my first level cooking diploma”.
(Tôi làm phụ bếp tại một nhà hàng Germany nhỏ trong vòng hai năm. Nhiệm vụ của tôi gồm hỗ trợ bếp trưởng và chuẩn bị món salad. Tôi luôn quan tâm đến ẩm thực và nấu ăn, đó là lý do tôi lựa chọn công việc này. Tôi tốt nghiệp đại học _____, nơi tôi nhận bằng nấu ăn cấp một).
Đừng sử dụng tiếng lóng hoặc mắc các lỗi ngữ pháp cơ bản.
2. What are your strengths? (Điểm mạnh của bạn là gì?)
Khi nhà tuyển dụng hỏi câu này, họ muốn biết những phẩm chất tích cực của bạn, liên quan đến công việc. Vì vậy, trước khi tham gia phỏng vấn, bạn cần nghiên cứu những tiêu chí, khả năng cần có của một người mới với vị trí này.
Điều cần nhớ là không nên chỉ liệt kê hàng loạt tính từ bởi ai cũng có thể làm điều này. Thay vào đó, hãy dùng các ví dụ để câu trả lời của mình thuyết phục hơn.
To be punctual – to be on time (đúng giờ):
“I’m a punctual person. I always arrive early and complete my work on time. My previous job had a lot of deadlines and I made sure that I was organized and adhered to (respected) all my jobs”
(Tôi là người đúng giờ. Tôi luôn đến sớm và hoàn thành công việc. Công việc trước đây của tôi luôn kèm theo yêu cầu về thời hạn và tôi phải đảm bảo rằng mình làm việc có kế hoạch và tuân thủ quy tắc công việc).
To be a team-player – to work well with others (Làm việc nhóm tốt)
“I consider myself to be a team-player. I like to work with other people and I find that it’s much easier to achieve something when everyone works together and communicates well”.
(Tôi coi mình là một phần của tập thể. Tôi thích làm việc với người khác và nhận thấy dễ thực hiện mục tiêu hơn nếu mọi người cùng phối hợp và trao đổi).
To be ambitious – to have goals (có tham vọng)
“I’m ambitious. I have always set myself goals and it motivates me to work hard. I have achieved my goals so far with my training, education and work experience and now I am looking for ways to improve myself and grow”.
(Tôi là người có tham vọng. Tôi luôn đặt cho mình mục tiêu và chúng thúc đẩy tôi làm việc chăm chỉ. Tôi đạt được mục tiêu bằng kinh nghiệm, đào tạo, học vấn và làm việc. Hiện, tôi đang tìm cách cải thiện và phát triển bản thân).
To take initiative – to do something without having to be told to do it (chủ động, làm gì đó mà không cần được yêu cầu)
“When I work, I always take initiative. If I see something that needs doing, I don’t wait for instruction, I do it. I believe that to be get anywhere in life, you need this quality”
(Khi làm việc, tôi luôn chủ động. Nếu thấy có điều gì cần làm, tôi không đợi chỉ dẫn mà sẽ làm luôn. Tôi tin rằng để đến bất cứ đâu trong cuộc sống, bạn cần phải có phẩm chất này).
Một số phẩm chất khác gồm: “to keep your cool” (bình tĩnh), “focused” (tập trung) “confident” (tự tin), “problem-solver” (người giải quyết vấn đề)…
Một số câu hỏi khác nhưng vẫn có thể trả lời theo cách nói về thế mạnh bản thân:
“Why do you think we should hire you?” (Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?)
“Why do you think you’re the best person for this job?” (Tại sao bạn nghĩ bạn phù hợp nhất với công việc này?)
“What can you offer us?” (Bạn có thể mang đến cho chúng tôi những gì?)
“What makes you a good fit for our company?” (Điều gì khiến bạn phù hợp với công ty chúng tôi?)
3. What are your weaknesses? (Điểm yếu của bạn là gì?)
Câu hỏi này không tập trung vào những gì bạn chưa làm được. Nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy cách bạn cố gắng sửa chữa những điều chưa hoàn thiện và mức độ nhận thức về bản thân.
Một mẹo để vượt qua câu hỏi này là biến điểm yếu trở thành phẩm chất tích cực, chẳng hạn bạn dành quá nhiều thời gian cho các dự án nên làm việc chậm hơn.
“I am sometimes slower in completing my tasks compared to others because I really want to get things right. I will double or sometimes triple-check documents and files to make sure everything is accurate”
(Thỉnh thoảng, tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình chậm hơn người khác vì tôi thực sự muốn mọi thứ thật chính xác. Tôi sẽ kiểm tra hai, nhiều khi là ba lần, các tài liệu để đảm bảo chúng không có sai sót gì).
4. Why did you leave your last job? (Tại sao bạn bỏ việc cũ?)
Nếu là sinh viên mới ra trường và đây là công việc đầu tiên, câu hỏi này không dành cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đã trải qua các vị trí khác trước đây, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu lý do. Bạn bị sa thải hay chủ động nghỉ việc?
Nếu chủ động nghỉ, hãy tránh nói bất kỳ điều gì tiêu cực về nơi làm việc hoặc sếp cũ. Một số cách trả lời bạn có thể tham khảo:
“I’m looking for new challenges” (Tôi đang tìm kiếm thử thách mới).
“I feel I wasn’t able to show my talents” (Tôi cảm thấy mình không thể hiện được tài năng).
“I’m looking for a job that suits my qualifications” (Tôi muốn tìm một việc phù hợp với trình độ).
“I’m looking for a job where I can grow with the company” (Tôi đang tìm một việc mà có thể phát triển cùng công ty).
5. Tell us about your education (Hãy cho biết trình độ học vấn của bạn)
Bạn không cần phải nói với nhà tuyển dụng mọi thứ từng học, nhưng phải liệt kê một số bằng cấp quan trọng. Bạn nên mang chúng theo nếu công ty muốn xem bản gốc.
– Degrees: bằng cử nhân đại học 3-4 năm.
– Diploma: văn bằng, thường có được sau khi kết thúc một khóa học ngắn hạn (khoảng một năm đổ lại).
– Certificate: chứng chỉ, giấy chứng nhận bạn đã tham gia một khóa học hay hoạt động nào đó.
6. Where do you see yourself 5 years from now? (Bạn nghĩ mình sẽ ở đâu trong 5 năm tới?)
Đây là một câu hỏi về mục tiêu, nên đừng đề cập đến việc “sẽ ở bên gia đình”. Với câu hỏi này, bạn cần chia sẻ mục đích liên quan đến công việc, nhưng không nên quá tham vọng. Nếu trả lời rằng muốn làm “giám đốc”, “trưởng phòng”, nhà tuyển dụng có thể thấy bạn đang đe dọa cho vị trí hiện tại của họ.
Bạn nên tham khảo một số cách trả lời sau: By then I will have…/ I would have liked to…
“Improved my skills” (Cải thiện kỹ năng của mình).
“Created more of a name for myself in the industry” (Tạo ra tên tuổi cho chính mình trong ngành này).
“Become more independent and productive” (Trở nên độc lập và năng suất hơn).
“Enhanced (improved) my knowledge” (Cải thiện kiến thức).
“Achieved a higher position” (Đạt được vị trí cao hơn).
7. What kind of salary do you expect? (Mức lương mong đợi của bạn?)
Trước khi tham dự phỏng vấn, bạn cần nghiên cứu mức lương trung bình của thị trường ở vị trí bạn ứng tuyển. Không nên nói không biết (I don’t know), vì điều đó khiến bạn trở nên kém tự tin.
Bạn nên đưa ra mức nhỉnh hơn lương trung bình thị trường một chút. Bởi thật ra, nhà tuyển dụng đã lên sẵn mức lương cho bạn, họ chỉ muốn kiểm tra hiểu biết của bạn về ngành nghề, lĩnh vực này.
8. Do you have any questions for me/ us? (Bạn có câu hỏi nào không?)
Đây là cách nhà tuyển dụng kết thúc cuộc phỏng vấn. Họ vẫn đang đánh giá bạn, ngay cả trong câu hỏi mà bạn được quyền chủ động. Do đó, đừng nói điều gì ngớ ngẩn như “what kind of work does your company do?” (Công ty làm về cái gì?) hoặc “how much vacation time do I get each year?” (Tôi có bao nhiêu ngày phép mỗi năm?). Thay vào đó, hãy tham khảo một số câu sau:
Do you have any examples of projects that I would be working on if I were to be offered the job? (Anh, chị có ví dụ nào về dự án mà tôi sẽ thực hiện nếu được tuyển dụng không?)
What is the typical day for this position (job)? (Một ngày đặc thù của vị trí này là gì?)
Does the company offer in-house training to staff? (Công ty có mở lớp đào tạo cho nhân viên không?)
What is the next step? (Bước tiếp theo là gì?). Câu hỏi này ám chỉ việc bạn cần làm gì, mất bao lâu để bạn nhận kết quả.
Thanh Hằng (Theo FluentU)